1. Sông Dinh.
Theo nhiều người, sở dĩ gọi là sông Dinh là do thời chúa Nguyễn dinh Thái Khang đóng ở bờ sông này; cùng với tên sông, dấu tích xưa còn lại ở cái tên chợ Dinh, cầu Dinh.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì sông Cái – Ninh Hòa còn gọi là sông Vĩnh Phú, trước chạy ngang qua huyện Ninh Hòa nên cũng thường gọi là sông Ninh Hòa. Sông chảy qua Vĩnh An, Vĩnh Phú, Vĩnh Hòa nên nhân dân đã mượn tên đất để đặt têncho con sông.
Sông Cái – Ninh Hòa còn gọi là sông Dinh, vì khi mới hình thành vùng đất Khánh Hòa, cơ quan cai trị đóng ở dinh Bình Khang, dinh quan trấn thủ đóng ở Ninh Hòa hiện nay, cho đến đời Nguyễn Trung Hưng mới dời vào Diên Khánh. Con sông Cái chảy qua trước dinh nên người dân địa phương mới gọi là Sông Dinh.
Sông Dinh có nhiều nguồn đổ vào, nhưng chỉ có 3 nguồn chính: Một nguồn từ núi Mẫu Tử ở Khánh Dương chảy xuống, tục gọi là sông Cái; một nguồn từ núi Đại Đa Đa ở Vạn Ninh chảy nhập vào sông Cái tại vùng Xuân Hòa, tục gọi là sông Cây Sao và một nguồn từ vùng Đá Bàn, tục gọi sông Đá Bàn, chảy vào giáp sông Cái tại vùng Vĩnh Phú. Sông Dinh chảy ra cửa biển Hà Liên, đổ vào vịnh Nha Phu.
2. Chợ Dinh Ninh Hòa
Cái chợ bên bờ sông ấy chắc cũng có tuổi thọ trăm năm. Thiệt ra là chợ Ninh Hòa nhưng có mấy ai kêu vậy đâu. Họ lấy tên con sông chảy ngang qua thị trấn đặt tên luôn cho chợ “Chợ Dinh”.
Địa chỉ : Đường Trần Quý Cáp, P. Ninh Hiệp, Thị xã Ninh Hòa, T. Khánh Hòa
Đặc điểm của chợ Dinh là khu A (chợ Dinh cũ) và khu B (chợ Dinh mới) nằm cách xa nhau, ở giữa là lối đi đã quy hoạch thành khu C của chợ. Trước đây, lối đi này thường xuyên bị các hộ tiểu thương lấn chiếm buôn bán, hàng hóa tập trung với khối lượng nhiều, đa số là những mặt hàng dễ cháy, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, hành lang phòng cháy chữa cháy.
Ngoài viêc buôn bán đủ loại mặt hàng từ quần áo đồ gia dụng thi chợ cũng là nơi phục vụ cho thực khách nhưng mon ngon đậm chất Ninh Hòa ma khó tìm được ở nơi khác.